Cách khắc phục tăng đường máu buổi sáng do “hiện tượng bình minh”

https://vietnammoi.vn/nguoi-bi-dai-thao-duong-nen-an-gi-vao-buoi-sang-61239.html

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt đối với người bệnh đái tháo đường. Một bữa sáng lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và giữ ổn định đường huyết.

Kết quả nghiên cứu tại Viện Y học Thực nghiệm và Lâm sàng ở Prague (CH Czech) cho thấy, việc tập trung ăn đủ dưỡng chất vào 2 bữa chính giúp bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 kiểm soát tốt sự trao đổi chất.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Hana Kahleova và cộng sự khảo sát trên 54 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 từ 30 – 70 tuổi như sau: chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm 1 chỉ ăn vào 2 bữa chính sáng và trưa, nhóm 2 ăn 6 lần trong ngày có hàm lượng calo tương tự nhau. Kết quả, nhóm 1 giảm cân và giảm số đo vòng bụng sau 12 tuần, lượng đường huyết được cải thiện, độ nhạy insulin cũng tốt hơn.

Người bệnh tiểu đường cần lựa chọn và biết cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý (Ảnh: Nhà thuốc Long Châu)

Kết quả này cho thấy lợi ích của việc ăn nhiều vào bữa sáng, ăn trưa và ăn ít trong bữa chiều có tác dụng hữu ích với bệnh nhân đái tháo đường. Vì thế, bệnh nhân đái tháo đường nên ăn sáng đúng giờ, không nên bỏ bữa để đảm bảo tốt nhất sức khỏe. Những món ăn mà người bị đái tháo đường không nên bỏ qua trong bữa sáng của mình.

DÙNG ĐIỂM TÂM

Theo nghiên cứu – Theo Reader’s digest- Mỹ chỉ ra rằng, buổi sáng lượng đường của người bệnh thường cao, tuy nhiên, người bệnh cũng không nên bỏ qua điểm tâm. Bởi vào lúc đầu ngày mới dạ dày trống rỗng làm tăng nguy cơ béo phì và đề kháng insulin, vì thế dùng bữa sáng giúp kiểm soát lượng carbonhydrate trong ngày. Bác sĩ về đái tháo đường khuyên nên ăn điểm tâm vào mỗi sáng cũng một khoảng thời gian sẽ tăng hiệu quả lên nhiều hơn.

TRỨNG

Một quả trứng luộc to chứa khoảng 6g - 7g protein. Trứng cũng có thể giúp chống lại bệnh đái tháo đường. Theo một nghiên cứu năm 2015, những nam giới trung niên và cao tuổi ăn trứng nhiều nhất ít có khả năng phát triển bệnh đái tháo đường hơn 38% so với những người ăn trứng ít nhất. Một nghiên cứu khác cho thấy, những người mắc bệnh đái tháo đường ăn trứng hàng ngày có thể làm giảm lượng mỡ cơ thể và BMI mà không tăng mức hemoglobin A1c. Bạn có thể ăn trứng luộc hoặc trứng cuộn.

(Ảnh: Bệnh viện thẩm mỹ Á Châu)

BỘT YẾN MẠCH

Yến mạch giàu chất xơ, có nghĩa là nó có thể làm chậm hấp thụ đường huyết, dễ tiêu hóa, và chống đói. Nó cũng chứa gần 5,5g protein mỗi bát bột yến mạch nấu chín, đây trở thành một lựa chọn giàu dinh dưỡng cho bữa sáng. Bạn có thể rắc thêm quế để tăng hương vị, nhưng tránh ăn yến mạch với mật ong hoặc đường nâu. Thay vào đó, làm ngọt bột yến mạch bằng quả mâm xôi, quả việt quất, hoặc quả anh đào. Trái cây tươi là tốt nhất.

SỮA CHUA KHÔNG ĐƯỜNG

Sữa chua không đường là bữa sáng lành mạnh hoàn hảo cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Sữa chua Hy Lạp, có chứa khoảng 10g protein trên 100g. Đối với những người thích đồ ăn ngọt, hãy rắc thêm vài quả mâm xôi hoặc quả việt quất và một ít hạt bí ngô. Đây là một bữa sáng giàu protein và cũng cung cấp một số chất xơ và chất béo tốt.

(Ảnh: Hellobacsi)

THÊM “GIA VỊ” VÀO THỨC UỐNG

Một mẹo khác giúp giảm lượng đường máu là thêm quế vào tách trà hoặc ngâm trực tiếp vào nước nóng. Nếu bạn uống cà phê thì hãy thêm nửa thìa cà phê quế bột vào trong cà phê của bạn trước khi pha chế.

SINH TỐ

Sinh tố với các loại quả mọng và hạt chia là một cách ngon miệng và bổ dưỡng để khởi đầu buổi sáng. Nước ép trái cây chứa đường hấp thụ nhanh và đôi khi là đường nhân tạo có thể gây tăng đường huyết hoặc ảnh hưởng đến độ nhạy cảm với insulin và vi khuẩn đường ruột. Sinh tố cũng mang lại vị ngọt như nước trái cây nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp chống lại cơn đói.

Có rất nhiều cách để đưa các chất dinh dưỡng khác nhau vào sinh tố. Bổ sung thêm chất xơ bằng cách sử dụng rau bina, cải xoăn hoặc quả bơ trong sinh tố. Tăng thêm vị ngọt bằng trái cây đông lạnh, chuối, táo hoặc đào. Bổ sung một số chất béo hoặc protein để khiến sinh tố càng đặc càng tốt. Điều này cũng sẽ làm chậm tốc độ tiêu hóa carbohydrat.

SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA

Emma Stevenson – Đại học Newcastle cho rằng bữa sáng bằng các nguồn protein giúp kiểm soát mức độ thèm ăn, lượng đường trong máu cả ngày. Và sữa là lựa chọn tốt. Sữa và sản phẩm từ sữa chứa tới 20% protein và người đái tháo đường nên ăn sáng với sữa trong khẩu phần ăn để duy trì sức khỏe tổng quát. Và điều quan trọng là đảm bảo không bỏ bữa.

(Ảnh: Dalatmilk)

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính và tiến triển nặng lên nếu người bệnh không có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Vì vậy, người mắc bệnh đái tháo đường cần xây dựng kế hoạch ăn uống và lựa chọn thực phẩm cho phù hợp.
NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐƠN GIẢN CHO BỮA SÁNG CỦA NGƯỜI BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Một bữa sáng lành mạnh cho người bị đái tháo đường không nhất thiết phải giới hạn ở một số ít món. Một vài hướng dẫn có thể giúp mọi người ăn uống tốt:
- Tối đa hoá lượng chất đạm. Protein có thể giúp mọi người cảm thấy no. Nó cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của mô và cơ khỏe mạnh. Hạt có vỏ cứng, đậu, và các sản phẩm từ động vật, như sữa và thịt là những nguồn protein tốt.
- Chất xơ có thể chống lại sự tăng vọt đường huyết, hỗ trợ cảm giác no và khuyến khích sức khoẻ tiêu hóa. Hầu hết các loại rau, nhiều loại trái cây, hạt, hạt có vỏ cứng, cám lúa mì và cám yến mạch đều giàu chất xơ.
- Đường không chỉ có trong đồ ăn, mà còn phải cẩn thận với đồ uống. Nước là sự lựa chọn lành mạnh hơn nước ép trái cây và các đồ uống ngọt khác. Soda, cà phê và trà có đường có thể gây tăng đường huyết, vì vậy hãy hạn chế các chất tạo ngọt.
- Ăn hai bữa sáng nhỏ cách nhau 2-3 giờ có thể làm giảm sự thay đổi mức đường huyết, đồng thời hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh. Nhiều người mắc bệnh đái tháo đường ưa thích chế độ ăn bao gồm 5-7 bữa nhỏ mỗi ngày.
- Chế độ ăn nhiều muối có thể làm suy yếu sức khoẻ tim và tăng huyết áp. Những người mắc bệnh đái tháo đường cần phải đặc biệt thận trọng về lượng muối. Hầu hết muối là từ thực phẩm đóng gói sẵn, do đó tốt hơn là hãy ăn thực phẩm tươi và nấu tại nhà. Các thực phẩm giàu kali, như rau lá xanh sẫm, củ cải đường, khoai lang, súp lơ xanh, măng tây, quả bơ và chuối sẽ giúp bù đắp ảnh hưởng của natri đối với sức khoẻ.
- Xem cỡ suất ăn. Bữa sáng lành mạnh có thể gây tăng cân không lành mạnh khi ăn với số lượng lớn. Những người bị đái tháo đường nên đọc bao bì hoặc nhãn sản phẩm để xác định cỡ suất ăn thích hợp.


Nhận xét