Đồ lễ cúng Thần Tài đúng chuẩn nhất năm 2018

Đồ lễ đơn giản mới được thần tài chú ý, người kinh doanh nên cúng ở địa điểm kinh doanh, lễ ở nhà riêng không nên đặt mâm cúng ngoài cửa hay ở sân là những điều cần biết khi cúng Thần Tài.

Thần Tài là vị thần mang đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Đặc biệt với giới kinh doanh, việc cúng Thần Tài rất được coi trọng. Dân gian chọn ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch là ngày vía Thần Tài. Trong ngày này, cần chuẩn bị mâm cỗ và lễ vật chu đáo để cúng Thần Tài.

Người làm kinh doanh thờ thần tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. (Ảnh minh họa)

Cách thỉnh Thần Tài (nếu ở nhà chưa có tượng thờ Thần Tài)

Khi thỉnh tượng Thần Tài ngoài cửa hàng về, cần bọc tượng Thần Tài trong giấy đỏ hoặc hộp sạch sẽ. Mang tượng vào chùa nhờ các sư trong chùa "Chú nguyện nhập Thần", đồng thời nhờ các sư chọn cho ngày lành tháng tốt đem về nhà để an vị Thần Tài.

Khi thỉnh tượng về nhà rồi, gia chủ dùng nước lá bưởi rửa sạch và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn. Kể từ lần sau thì cúng vái như bình thường.

Khi thỉnh Thần Tài cũng có Thần Tài hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài không hợp với gia chủ. Nên chọn tượng Thần Tài mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý. Thần Tài không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.

Việc làm lễ đón thần tài được cho là rất quan trọng vì theo dân gian, có đón thần tài mới rước thêm được tài lộc trong năm.

Người làm kinh doanh, không làm kinh doanh đều làm lễ giống nhau, chỉ khác là địa điểm. Người làm kinh doanh thờ thần tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân "thổ địa" thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của thần tài.

Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có "vãng vong", dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.

Đồ lễ cúng Thần Tài

Đồ lễ cúng Thần tài đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí mới được thần tài chú ý. (Ảnh minh họa)


Đồ lễ cúng Thần tài đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí mới được thần tài chú ý. Đa phần chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết. Cụ thể đồ lễ cúng Thần Tài gồm:

- Hương: Có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, quan trọng là chọn giờ tốt để cúng lễ hoặc ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ dàng hơn.

- Nước: Cần rửa sạch chén và chỉ một chén nước là đủ. Nước dùng để thắp hương không nên rót quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm.

- Hoa: Gia chủ có thể sử dụng bình hoa bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Nên lựa chọn hoa tươi, có nụ, có hương thơm, tuyệt đối không dùng hoa giả để làm lễ.

- Quả: Không dùng quả nhựa, quả nhân tạo để làm lễ, nên chọn quả tươi ngon, còn nguyên vẹn, như táo, lê, chuối, cam…

- Đèn, nến: Sử dụng đèn thật như đèn dầu, nến, không dùng đèn điện, đèn nhấp nháy vì tạo khí trường xấu, ảnh hưởng tới việc thờ cúng.

- Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.

- Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.

- Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.

Bài văn khấn thần tài để tham khảo

Xem tiếp: http://vietnammoi.vn/cach-cung-than-tai-mung-10-thang-gieng-de-may-man-phat-dat-ca-nam-81374.html

Nhận xét