Đưa ra đánh giá về cường độ bão 24 tiếng trước thời điểm bão Tembin dự báo sẽ vào bờ, ông Lê Thanh Hải nói: Cho đến thời điểm này (23h đêm 24-12) bão Tembin vẫn tiếp tục là cơn bão mạnh, cấp 12, giật cấp 14.
* Sài Gòn bắt đầu mưa do ảnh hưởng bão số 16
* Cập nhập diễn biến bão số 16: Người dân hối hả sơ tán tránh bão
* Thủ tướng nhắc bài học đau xót về bão Linda để phòng chống bão Tembin
Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được chủ quan với bão số 16.
Tại cuộc họp trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần không chủ quan, coi thường bão, đôn đốc đến từng hộ dân, đồng thời cử đoàn công tác Chính phủ trực tiếp đến vùng mà tâm bão dự kiến đi qua để chỉ đạo ứng phó…
Thủ tướng yêu cầu tất cả các địa phương và mọi người dân theo dõi sát thông tin, tất cả các địa phương tuyên truyền quán triệt đến người dân về cơn bão số 16. Các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông cần thông tin đến người dân về nguy cơ bão số 16 đang đổ bộ vào khu vực.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi sát bão số 16 với tất cả khả năng, kịp thời thông báo tình hình đến các địa phương và nhân dân.
Các địa phương có những biện pháp cần thiết di dời dân khỏi vùng nguy hiểm. Đặc biệt, các địa phương phải huy động các lực lượng có liên quan, nhất là lực lượng công an, quân đội, thanh niên giúp người dân chằng chống nhà cửa, giảm thiểu nhà bị sập đổ khi có bão.
Bảo đảm an toàn cho các giàn khoan và tàu biển, trong trường hợp cần thiết, đóng giàn khoan, đưa công nhân đến nơi an toàn.
Thực hiện phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu, tôm, các loại thủy hải sản khác, giảm thiệt hại do bão.
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động các lực lượng cần thiết, sẵn sàng ứng cứu nhân dân.
Tất cả các địa phương dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo chống bão. Trong những vùng trọng điểm nguy hiểm, đặc biệt là các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, TPHCM, Bến Tre theo dõi sát tình hình, cần thiết cho học sinh nghỉ học. Đôn đốc đến từng gia đình, có biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại khi bão đến.
Bão số 16 được dự báo sẽ đổ bộ vào Nam Bộ vào đêm 25 đến rạng sáng 26/12. (Ảnh: NCHMF).
Khi đó, được nhận định bão số 5 rất mạnh và “dị thường”, ông Lê Huy Ngọ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương đã chỉ đạo thành viên Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai gọi điện đến tất cả các lãnh đạo địa phương vùng có bão để cảnh báo, nhưng cả cán bộ, chính quyền địa phương cùng người dân nơi đây đều cho rằng “trong đây làm gì có bão mà ngoài đó cứ hốt hoảng với bão”. Trong khi đó, bão số 5 đi ở vĩ tuyến rất thấp, sát với bờ biển, sát với vùng đánh cá, sát với vùng sinh sống của người dân. Và sự chủ quan đã phải trả một giá cực kỳ đắt khi cơn bão lịch sử Linda đã gây nên một thảm họa kinh hoàng làm hơn 3.000 người thiệt mạng và mất tích, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị tốc mái và sập đổ, cảnh tượng tan hoang chưa từng thấy. Theo thống kê của cơ quan chức năng, bão số 5 năm 1997 đã gây thiệt hại tại 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ với thiệt hại vật chất ước tính gần 7.200 tỷ đồng...
>>> Cùng chủ đề: http://vietnammoi.vn/chu-de/tin-bao-tembin-bao-so-16.topic
(T.V)
* Sài Gòn bắt đầu mưa do ảnh hưởng bão số 16
* Cập nhập diễn biến bão số 16: Người dân hối hả sơ tán tránh bão
* Thủ tướng nhắc bài học đau xót về bão Linda để phòng chống bão Tembin
Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được chủ quan với bão số 16.
Tại cuộc họp trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần không chủ quan, coi thường bão, đôn đốc đến từng hộ dân, đồng thời cử đoàn công tác Chính phủ trực tiếp đến vùng mà tâm bão dự kiến đi qua để chỉ đạo ứng phó…
Thủ tướng yêu cầu tất cả các địa phương và mọi người dân theo dõi sát thông tin, tất cả các địa phương tuyên truyền quán triệt đến người dân về cơn bão số 16. Các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông cần thông tin đến người dân về nguy cơ bão số 16 đang đổ bộ vào khu vực.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi sát bão số 16 với tất cả khả năng, kịp thời thông báo tình hình đến các địa phương và nhân dân.
Các địa phương có những biện pháp cần thiết di dời dân khỏi vùng nguy hiểm. Đặc biệt, các địa phương phải huy động các lực lượng có liên quan, nhất là lực lượng công an, quân đội, thanh niên giúp người dân chằng chống nhà cửa, giảm thiểu nhà bị sập đổ khi có bão.
Bảo đảm an toàn cho các giàn khoan và tàu biển, trong trường hợp cần thiết, đóng giàn khoan, đưa công nhân đến nơi an toàn.
Thực hiện phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu, tôm, các loại thủy hải sản khác, giảm thiệt hại do bão.
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động các lực lượng cần thiết, sẵn sàng ứng cứu nhân dân.
Tất cả các địa phương dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo chống bão. Trong những vùng trọng điểm nguy hiểm, đặc biệt là các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, TPHCM, Bến Tre theo dõi sát tình hình, cần thiết cho học sinh nghỉ học. Đôn đốc đến từng gia đình, có biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại khi bão đến.
Bão số 16 được dự báo sẽ đổ bộ vào Nam Bộ vào đêm 25 đến rạng sáng 26/12. (Ảnh: NCHMF).
Khi đó, được nhận định bão số 5 rất mạnh và “dị thường”, ông Lê Huy Ngọ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương đã chỉ đạo thành viên Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai gọi điện đến tất cả các lãnh đạo địa phương vùng có bão để cảnh báo, nhưng cả cán bộ, chính quyền địa phương cùng người dân nơi đây đều cho rằng “trong đây làm gì có bão mà ngoài đó cứ hốt hoảng với bão”. Trong khi đó, bão số 5 đi ở vĩ tuyến rất thấp, sát với bờ biển, sát với vùng đánh cá, sát với vùng sinh sống của người dân. Và sự chủ quan đã phải trả một giá cực kỳ đắt khi cơn bão lịch sử Linda đã gây nên một thảm họa kinh hoàng làm hơn 3.000 người thiệt mạng và mất tích, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị tốc mái và sập đổ, cảnh tượng tan hoang chưa từng thấy. Theo thống kê của cơ quan chức năng, bão số 5 năm 1997 đã gây thiệt hại tại 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ với thiệt hại vật chất ước tính gần 7.200 tỷ đồng...
>>> Cùng chủ đề: http://vietnammoi.vn/chu-de/tin-bao-tembin-bao-so-16.topic
(T.V)
Nhận xét
Đăng nhận xét